Từ đầu năm đến nay, bất động sản tại Bà Rịa- Vũng Tàu đang được nhiều nhà đầu tư lớn cả trong và ngoài nước hướng đến. Đã tạo nên một sân chơi sôi động tại đây.
Không phải ngẫu nhiên mà Bà Rịa- Vũng Tàu trở thành trọng tâm phát triển và hướng đến của các nhà đầu tư. Theo các chuyên gia đánh giá, Bà Rịa- Vũng Tàu là một nơi hôi đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” hội đủ yếu tố để trở thành một khu công nghiệp và du lịch vùng Đông Nam do có bở biển trải dài.
Chính sách quy hoạch và định hướng của chính phủ:
Quy hoạch xây dựng vùng TP. HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh xác định tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc tiểu vùng phía Đông nằm trên trục hành lang phía Đông Nam dọc Quốc lộ 51, gồm chuỗi các đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Theo đó, thành phố Vũng Tàu là đô thị loại 1 sẽ được hướng đến trung tâm cấp vùng về: Công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, cảng biển và dầu khí… Thành phố Bà Rịa là trung tâm loại 2 hướng đến trung tâm cấp vùng về: thương mại dịch vụ, đào tạo, công nghệ, nghiên cứu khoa học… Do đó, 2 thành phố đã hợp tác để phát triển từ lâu.
Định hướng cơ sở hạ tầng:
Thứ nhất, phải kể đến việc đầu tư vào cảng Cái Mép tại Thị Xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Hãng tàu CMA CGM của Pháp – một trong những hãng tàu lớn nhất thế giới và là thành viên của liên minh hãng tàu Ocean Alliance vừa công bố bảng đánh giá thành tích khai thác năm 2018 của 22 cảng và bến cảng chính trong khu vực châu Á mà hãng tàu này đưa tàu mẹ vào khai thác. Trong đó, cảng Cái Mép (CMIT) là Á Quân trong bảng xếp hạng đánh giá. Hiện tại, cảng Cái Mép chỉ mới đưa vào khai thác được 10%-15% công suất.
Dự án Trung tâm logistics và Cảng tổng hợp container Cái Mép hạ gồm hai phần: Trung tâm logistics Cái Mép Hạ có tổng diện tích 1.200ha với tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 40.000 tỷ đồng và cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ có diện tích 86,6ha với tổng số vốn đầu tư dự kiến 10.000 tỷ đồng.
Thứ hai, dự án sân bay tại xã Lộc An, Bà Rịa- Vũng Tàu do Công Ty TNHH dự án Hồ Tràm làm chủ đầu tư với tổng kinh phí hơn 4.000 tỷ đồng. Sân bay chuyên dùng để chuyên chở thuê khách đến khu du lịch phức hợp Hồ Tràm.
Thứ ba, dự án 1,5 tỷ USD Safari Hồ Tràm tại Bình Châu, Bà Rịa- Vũng Tàu. Dự án có quy mô hơn 500 ha, tổng thể quy hoạch dự án dự kiến gồm khu vườn thú mở, công viên hoang dã Safari đầu tiên của khu vực phía Nam, khu công viên nước và công viên chủ đề độc đáo, khu biệt thự nghỉ dưỡng, khu khách sạn ven biển đẳng cấp 5 sao, tổ hợp giải trí – thương mại – dịch vụ kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái,…
Dự án định hướng phát triển dựa trên yếu tố du lịch sinh thái bền vững, khám phá thiên nhiên và bảo tồn môi trường hoang dã. Khi dự án hình thành sẽ góp phần tạo công ăn việc làm và là điểm đến du lịch cho khu vực Hồ Tràm – Bình Châu, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Thứ tư, Dự án Khu đô thị Tây Nam – làng Châu Âu ngay cửa ngõ phố biển Vũng Tàu. Khu đô thị dự kiến hơn 1.800 ha, mặt tiền quốc lộ 51, thuộc Phường Long Hương, Tp.Bà Rịa. Ưu thế của khu vực là có diện tích mặt nước tự nhiên đến hơn 400 ha, kết nối với sông Long Hòa và sông Dinh.
Tổng thể dự án sẽ gồm 7 khu làng có phong cách kiến trúc riêng biệt đậm nét Châu Âu như làng Pháp, làng Tây Ban Nha, Làng Venice, làng Morocco, làng Hi Lạp, làng Hà Lan, làng Venice …Khu đô thị sinh thái Tây Nam gồm nhiều không gian mở, kết nối mặt nước tự nhiên tạo cảnh quan đẹp.
Khu đô thị cũng sẽ gồm nhiều không gian hoạt động ngoài trời (công viên nước, khu thể thao, dã ngoại…), các tiện ích thương mại – dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, trường học, … đáp ứng đời sống chất lượng cao của cư dân.
Thứ năm, dự án khí hóa lỏng LNG Cái Mép Hạ, Bà Rịa- Vũng Tàu gần 6 tỷ USD do Tập Đoàn T&T Group và đối tác là Công ty Gen X Energy (Mỹ) hợp tác thực hiện. Tổng diện tích sử dụng khoảng 200ha. Dự án sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn gồm: giai đoạn I (dự kiến vận hành năm 2023), Giai đoạn II (hoàn thành năm 2026) và giai đoạn III (hoàn thành năm 2030).
Thứ sáu, đề xuất mở rộng cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây lên 12 làn xe, xây dựng tuyến đường sắt kết nối sân bay Long Thành với TPHCM
Theo phương án kết nối giao thông với sân bay Long Thành của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), có 3 tuyến đường kết nối trực tiếp vào sân bay là quốc lộ 51; đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và tuyến phía sau sân bay ra đường vành đai 4. Theo đó, tuyến đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây cần phải mở rộng đoạn từ TPHCM đến Long Thành. Đoạn này cần phải mở rộng lên 10-12 làn xe, nếu chỉ xây dựng theo quy hoạch là 8 làn sẽ không đáp ứng được nhu cầu.
Tình hình phát triển du lịch trọng điểm tại Bà Rịa- Vũng Tàu:
Năm 2018, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh trong năm đạt 13,5 triệu lượt. Trong đó, khách lưu trú đạt 3,1 triệu lượt; tăng 13,2% so với cùng kỳ. Riêng khách quốc tế lưu trú đạt 424.000 lượt; tăng 14,18% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu từ khách du lịch trong năm đạt 14.248 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ các cơ sở lưu trú du lịch đạt 4.550 tỷ đồng; doanh thu từ dịch vụ lưu trú có ngủ qua đêm đạt 2.353 tỷ đồng, tăng 13,26% so với cùng kỳ. Doanh thu lữ hành đạt 321 tỷ đồng, tăng 15,79% so với cùng kỳ..Điều đó cho thấy tìm năng thị trường du lịch ở Vũng Tàu còn rất lớn.