Báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy số dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản tăng 14,58% so với cuối năm 2018.
Trong một báo cáo gửi đến Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đến hết tháng 8-2019 tín dụng đối với bất động sản (BĐS) chiếm 19,14% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Về con số tuyệt đối, dư nợ cho vay toàn hệ thống hiện khoảng 7,8 triệu tỉ đồng, tính ra dư nợ BĐS ước tính là 1,493 triệu tỉ đồng.
Như vậy, về tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) đã tăng 14,58% so với cuối năm 2018. Nếu tính trong tỷ trọng cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản đang chiếm 19,14%, tương đương gần 1/5 tổng dư nợ nền kinh tế.
Số liệu của NHNN cũng cho biết đến cuối tháng 8, tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế vào khoảng 7,82 triệu tỷ đồng. Như vậy, tổng dư nợ tín dụng với lĩnh vực bất động sản hiện vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng. Mức tăng tín dụng của lĩnh vực bất động sản đóng góp vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế đến hết tháng 9 năm nay là 9,4%.
Trong một báo cáo gửi đến Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đến hết tháng 8-2019 tín dụng đối với bất động sản (BĐS) chiếm 19,14% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Về con số tuyệt đối, dư nợ cho vay toàn hệ thống hiện khoảng 7,8 triệu tỉ đồng, tính ra dư nợ BĐS ước tính là 1,493 triệu tỉ đồng.
Như vậy, về tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) đã tăng 14,58% so với cuối năm 2018. Nếu tính trong tỷ trọng cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản đang chiếm 19,14%, tương đương gần 1/5 tổng dư nợ nền kinh tế.
Số liệu của NHNN cũng cho biết đến cuối tháng 8, tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế vào khoảng 7,82 triệu tỷ đồng. Như vậy, tổng dư nợ tín dụng với lĩnh vực bất động sản hiện vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng. Mức tăng tín dụng của lĩnh vực bất động sản đóng góp vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế đến hết tháng 9 năm nay là 9,4%.
Như vậy có thể thấy tình trạng lấn cấn pháp lý, thị trường tồn tại nhiều rủi ro dường như không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty bất động sản và nhà đầu tư. Trong 12-15 tháng qua, thị trường BĐS đối mặt với ba vấn đề, gồm: Thủ tục pháp lý cho các dự án, trong đó có dự án đã bán sản phẩm nhưng chủ đầu tư chưa thể hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua; khung giá đất của Nhà nước áp dụng cho các đô thị như Hà Nội, TPHCM đều tăng cao; tín dụng BĐS được siết từ từ và đều đặn.
Trong khi đó, chỉ trong vài tháng qua thị trường cũng liên tiếp xuất hiện những dự án “ma” ở các quận vùng ven. Hàng loạt công ty kinh doanh bất động sản trái luật đã bị phanh phui nhưng tình trạng nhà đầu tư đi vay tiền ở các ngân hàng đổ vào bất động sản vẫn không thuyên giảm.
Từ đầu năm đến nay và trong báo cáo mới đây gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước liên tục khẳng định chủ trương kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản. Dù vậy, bất chấp các khuyến cáo, tín dụng bất động sản vẫn tăng trưởng đáng kể so với cuối năm ngoái.